Xử lý tiếng nói

Xử lý tiếng nói là sự nghiên cứu tiếng nói của con người dưới dạng tín hiệu, và các phương pháp xử lý những tín hiệu này.
Tín hiệu tiếng nói thường được thể hiện dưới dạng số, tức là được "số hóa", và do đó xử lý tiếng nói có thể được coi là giao của xử lý tín hiệu số[1]xử lý ngôn ngữ tự nhiên[2].
Xử lý tiếng nói có thể được chia thành các mục sau:

  • Nhận dạng tiếng nói: phân tích và xử lý về mặt nội dung ngôn ngữ của tín hiệu tiếng nói. Mục đích là để chuyển nội dung nói thành tín hiệu đầu vào của máy tính, giúp cho máy tính có thể xử lý và tương tác được với người nói.
  • Nhận dạng người nói: mục đích là để nhận ra người nói là ai và/hoặc là xác minh liệu người đang nói có đúng là người mà máy tính đã được biết trước hay không (tính xác thật của giọng nói).
  • Tăng chất lượng tiếng nói: nhằm tăng sự cảm nhận của người nghe về chất lượng tiếng nói. Nó bao gồm: giảm nhiễu ồn của tín hiệu tiếng nói, giảm/khử tiếng vọng (trong kỹ thuật điện thoại), v.v...
  • Mã hóa tiếng nói: là một dạng của nén dữ liệu, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực viễn thông. Ví dụ như trong thể thức truyền tiếng nói qua internet (voIP), việc nén dữ liệu tiếng nói là điều bắt buộc để giảm băng thông đường truyền.
  • Tổng hợp tiếng nói: là tạo ra tiếng nói một cách nhân tạo nhờ máy tính.
  • Phân tích giọng nói:được ứng dụng chủ yếu trong y học, nhằm phát hiện ra khuyết tật hay vấn đề của dây thanh âm, thanh quản, v.v...
  • Định vị nguồn âm thanh: xử lý tín hiệu tiếng nói để xác định vị trí của nguồn phát ra âm thanh (có thể là loa, người nói, v.v...). Nó được ứng dụng trong hội nghị hình thoại (videoconference) là hội nghị mà người tham gia ở các nơi khác nhau, hình ảnh và âm thanh ở hai hay nhiều đầu cầu của hội nghị được truyền tải cho nhau qua hệ thống điện thoại số, internet hoặc sóng vệ tinh. Khi vị trí người nói trong hội nghị được xác định, máy ghi hình được lập trình sẽ tự động quay đến vị trí đó và gửi hình ảnh đi. Ngoài ra định vị nguồn âm thanh còn có ứng dụng trong các kỹ thuật tăng chất lượng tiếng nói, trong theo dõi an ninh, v.v...

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Chuyên ngành chính của Tin học
Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin
Khoa học máy tính
Kỹ thuật máy tính
Kỹ nghệ phần mềm
Mạng máy tính
Tin học kinh tế
  • x
  • t
  • s
Giám đốc công nghệ thông tin · Tin học kinh tế · Quản lý công nghệ thông tin
Quản lý
Quản lý mạng
Quản trị hệ thống
Hoạt động vận hành
  • Bảo trì thiết bị
  • Bảo vệ hệ thống
  • Đối phó sự cố
  • Kế hoạch dự phòng
Hoạt động kỹ thuật
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Kiểm soát truy cập
  • Kiểm tra hệ thống
  • Xác thực người dùng
Hoạt động an toàn
  • An ninh nhân sự
  • An ninh hệ thống
  • Nhận thức an toàn
  • Rủi ro hệ thống
Quản lý hệ thống
  • Bàn dịch vụ
  • Quản lý cấu hình
  • Quản lý công suất
  • Quản lý dịch vụ
  • Quản lý hạ tầng
  • Quản lý khôi phục
  • Quản lý người dùng
  • Quản lý sự cố
  • Quản lý tính liên tục
  • Quản lý tính sẵn sàng
  • Tổ chức công việc
  • Tổ chức hỗ trợ
Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng cộng tác nhóm
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng gọi thoại
  • Kỹ năng huấn luyện
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng phân công ủy thác
  • Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tạo động lực
  • Kỹ năng tư duy
  • Kỹ năng thiết kế quy trình
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng viết tài liệu kỹ thuật
Ứng dụng
Các lĩnh vực liên quan
Quản trị kinh doanh
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s