Đá Công Đo

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Công Đo
Ảnh vệ tinh chụp đá Công Đo (NASA)
Địa lý
Vị trí của đá Công Đo
Vị trí của đá Công Đo
đá
Công Đo
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°21′42″B 115°13′16″Đ / 8,36167°B 115,22111°Đ / 8.36167; 115.22111 (đá Công Đo)
Quản lý
Quốc gia quản lý Philippines
TỉnhPalawan
Đô thịKalayaan
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Malaysia

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc
Quốc gia
 Việt Nam

Đá Công Đo[1] (tiếng Anh: Commodore Reef; tiếng Filipino: Rizal; tiếng Mã Lai: Terumbu Laksamana; tiếng Trung: 司令礁; bính âm: Sīlìng jiāo, Hán-Việt: Tư lệnh tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đá Tiên Nữ 41,3 hải lý (76,5 km) về phía đông nam.[2]

Đá Công Đo là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, PhilippinesTrung Quốc. Đá này hiện do Philippines kiểm soát, chiếm vào ngày 26 tháng 7 năm 1980.[3]

Đặc điểm

Đá Công Đo có chiều dài khoảng 7 hải lý (13 km). Một bãi cát cao 0,5 m chia vụng biển làm hai phần không đều nhau. Hầu như toàn bộ đá Công Đo chìm dưới nước khi thủy triều lên, trừ cồn cát vừa đề cập và một hòn đá cao 0,3 m ở đầu phía đông của đá.[2]

Tranh chấp

Năm 1979, Malaysia xuất bản bản đồ thể hiện thềm lục địa của mình, trong đó có vẽ đá Công Đo.[4]

Hải quân Philippines đổ bộ lên đá Công Đo vào tháng 8 năm 1980 nhằm phá bỏ một mốc chủ quyền do Malaysia dựng lên vài tháng trước đó[5], nhưng không họ họ có rời đi sau sự kiện này hay không.[6]

Tháng 4 năm 1988, Malaysia bắt giữ một số ngư dân Philippines ở khu vực này nhưng sau đó lại thả ra để thể hiện thiện chí.[7]

Đêm ngày 9 tháng 9 năm 2022, một nhóm ngư dân Việt Nam khi khai thác hải sản tại hải vực ở tọa độ 08°22' vĩ Bắc - 115°17' kinh Đông quanh đá Công Đo đã bị một ca nô có vũ trang, chưa rõ quốc tịch, tịch thu ngư cụ, đồng thời một ngư dân nước này đã bị bắn vào chân khi người này lái một ca nô khác để bỏ trốn.[8]

Chú thích

  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ a b Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 12.
  3. ^ Lưu, Văn Lợi (1995). Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội: Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân. tr. 150.
  4. ^ Dzurek, Daniel J. (1996). The Spratly Islands Dispute: Who's on First?. Maritime Briefings. 2. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 46. ISBN 978-1897643235.
  5. ^ Bondoc, Jarius (17 tháng 6 năm 2011). “Maps, stats needed on Recto Bank, etc”. The Philippine Star. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “South China Sea: Who Occupies What in the Spratlys?”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ Dzurek 1996, tr. 23.
  8. ^ Nguyễn Ngọc (18 tháng 9 năm 2022). “Lời kể của ngư dân Quảng Ngãi bị ca nô nước ngoài bắn gây thương tích trên biển”. tienphong.vn. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022. Thuyền viên Võ Minh Quân bàng hoàng kể lại, trong lúc cùng bạn thuyền vây cá trên vùng biển Trường Sa (cách đảo Đá Công Đo 5 hải lý) thì bất ngờ xuất hiện một ca nô lạ dùng súng tấn công.
  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam
chiếm đóng
Philippines
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông
Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ
Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây
Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo
Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc
chiếm đóng
Đài Loan
chiếm đóng
Malaysia
chiếm đóng
Chưa có
nước nào
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu
Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo
Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam
Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ
Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis
Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang
Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh
Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa