VAXUCO

VAXUCO
Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân
Loại hình
Công ty mẹ:
Công ty cổ phần hóa dầu quân độ Mipec
Tổng công ty xăng dầu quân đội MIPECORP
Ngành nghềVũ khí, Xăng dầu, Dịch vụ
Thành lập1991
Trụ sở chính33B Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Thành viên chủ chốt
Nguyễn Đình Lộc
Đào Chí Công
Hoàng Quốc Hùng
Đào Ngọc Thạch
Nguyễn Trọng Cường
Số nhân viên1.500
Websitevaxuco.vn

Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân (VAXUCO, tên giao dịch tiếng Anh: General Import Export Van Xuan Corporation), là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Quốc phòng, có ngành nghề hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, VAXUCO xếp vị trí thứ 1 với tầm quan trọng về quân sự (xuất nhập khẩu vũ khí) và là công ty quan trọng nhất của Bộ Quốc phòng.

Lịch sử

  • Ngày 10 tháng 8 năm 1991[1] thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân (VAXUCO) thuộc Cục Vật tư, Bộ Quốc phòng.[2]
  • Ngày 26 tháng 7 năm 1994, Tổng Công ty được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng
  • Ngày 24 tháng 4 năm 1996, sáp nhập Chi nhánh phía Nam của Công ty Xuân Mai (XUMACO)-Tổng cục kỹ thuật về VAXUCO.
  • Ngày 5 tháng 6 năm 1996, Tổ chức lại thành Công ty XNKTH Vạn Xuân trực thuộc Bộ Quốc phòng
  • Ngày 8 tháng 6 năm 1999, sáp nhập Công ty Vật tư và dịch vụ xuất nhập khẩu (GAET) của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng về Công ty VAXUCO.
  • Ngày 12 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 2947/QĐ-BQP chuyển Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân
  • Ngày 23 tháng 8 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 3033/QĐ-BQP thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân hoạt động theo hình thức công ty mẹ - con trên cơ sở tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân
  • Ngày 16 tháng 10 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 3928/QĐ-BQP điều chuyển nguyên trạng Tổng công ty Xăng dầu Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng về trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân và ngày 18 tháng 10 năm 2012 Quân ủy Trung ương ký Quyết định số 606-QĐ/ĐU sáp nhập Đảng bộ Tổng công ty Xăng dầu Quân đội vào Đảng bộ Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân

Tổng quan

VAXUCO cũng là cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội Mipec và một số ngành nghề khác. Trong đánh giá top 1000 doanh nghiệp lớn nhất cả nước và đạt mức tăng trưởng cao năm 2008, VAXUCO được xếp thứ 457, đồng thời xếp thứ 8 trong số 10 doanh nghiệp Quân đội lớn nhất Việt Nam. Tháng 10 năm 2012 Bộ trưởng Quốc phòng đã có quyết định điều chuyển nguyên trạng Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội về trực thuộc VAXUCO.

Công ty còn tham gia vào một số ngành khác như: Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị và phế liệu; Vận tải, dịch vụ kho bãi; Dịch vụ cho thuê văn phòng; XNK máy móc thiết bị vật tư hàng hoá tiêu dùng phục vụ cho quốc phòng và kinh tế. Đại lý bán vé máy bay...

Công ty phát triển mạnh từ những năm 2007 tới 2010 khi có nhiều bản hợp đồng ký kết với nước ngoài trị giá trên 4 tỷ USD do ông Hoàng Quốc Hùng ký năm 2009 là bản hợp đồng có giá trị lớn nhất của chính phủ từ trước đến nay, gồm có 6 tàu ngầm lớp Kilo: Hà Nội (HQ-182), tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh (HQ-183), Hải Phòng (HQ-184), Đà Nẵng (HQ-185), Khánh Hòa (HQ-186) và Bà Rịa - Vũng Tàu (HQ-187), ông Hoàng Quốc Hùng cũng đã ký mua tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ-011), Lý Thái Tổ (HQ-012) và còn 2 tàu lớp Gepard sẽ xuất xưởng năm 2014, và 2 tàu ngầm nữa đang trong quá trình đặt hàng. Ông cũng ký mua thêm hàng chục máy bay Su-30MK2V cho không quân Việt Nam và nhiều trang thiết bị như máy bay, tàu cứu hộ phục vụ cho quân đội.

Nhiệm vụ

  • Xuất nhập khẩu vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, thiết bị đồng bộ và toàn đồng bộ nguyên nhiên vật liệu và vật tư chuyên dùng quốc phòng (nhiệm vụ xuất nhập khẩu đặc biệt), nhập khẩu xăng, dầu, mỡ, đặc chủng phục vụ quốc phòng;
  • Quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia cho Quốc phòng, hàng dự trữ cho sản xuất quốc phòng, hàng cung ứng thường xuyên, hàng trang bị, vật tư nhập khẩu đưa về kho trung chuyển để kiểm tra chất lượng trước khi quyết định nhập, giao cho đơn vị;
  • Tổng công ty XNK Tổng Hợp Vạn Xuân là đầu mối quản lý, chỉ đạo trực tiếp về hành chính quân sự đối với Tổng Công ty Xăng Dầu Quân đội (MIPECORP) và là cổ đông chính của Công ty cổ phần hóa dầu quân đội (MIPEC)

Lãnh đạo hiện nay

  • Tổng Giám đốc: Đại tá Đỗ Văn Hiệp
  • Chủ tịch: Thượng tá Ngô Mạnh Linh

Cơ quan trực thuộc

  • Văn phòng
  • Phòng Kế hoạch Tổng hợp
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Tổ chức Lao động
  • Phòng Tài chính Kế toán
  • Phòng Đối ngoại - Pháp chế
  • Phòng Kinh doanh
  • Phòng Đầu tư
  • Phòng Quản lý Dự án
  • Phòng Xuất Nhập khẩu Vũ khí Trang Thiết bị 1
  • Phòng Xuất Nhập khẩu Vũ khí Trang Thiết bị 2
  • Phòng Xuất Nhập khẩu Vũ khí Trang Thiết bị 3
  • Phòng Xuất Nhập khẩu Vũ khí Trang Thiết bị 4
  • Phòng Xuất Nhập khẩu Công nghệ Dự án Đầu tư

Đơn vị trực thuộc

  • Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội MIPECORP
  • Công ty Thương mại và Dịch vụ Kho vận VAXUCO Miền Bắc
  • Công ty Thương mại và Dịch vụ Kho vận VAXUCO Miền Nam
  • Chi nhánh tại Matxcova
  • Chi nhánh tại Miền Trung
  • Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Đại diện tại Liên Bang Nga

Thành tích

Lãnh đạo qua các thời kỳ

  • Nguyễn Đình Lộc (1991 - 1994)
  • Đào Chí Công (1994 - 2005)
  • Hoàng Quốc Hùng (2005 - 2010)[3]
  • Thiếu tướng Đào Ngọc Thạch, (2010 - 2020)
  • Đại tá Nguyễn Trọng Cường (2020-nay)

Chú thích

  1. ^ Phong cách chuyên nghiệp của doanh nghiệp đặc biệt
  2. ^ Quyết định 315/QĐ-BQP ngày 10/8/1991 của Bộ Quốc phòng
  3. ^ Ông là con trai của Đại tướng Hoàng Văn Thái.

Liên kết ngoài

  • Trang chủ
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến tập đoàn hoặc công ty Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tổng quan
Lịch sử
Vũ khí
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậc
Quân hàm
Khác
Đảng
Quân ủy Trung ương
Nhà nước
Quốc hội
Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủ
Bộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thể
Khối cơ quan
Khối cơ sở
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
Tổng cục (6)
Quân chủng (4)
Binh chủng (6)
Quân khu (7)
Quân đoàn (3)
Bộ Tư lệnh (3)
Học viện (6)
Trường Sĩ quan (3)
Cục và tương đương
trực thuộc Bộ (14)
Bệnh viện (3)
Viện nghiên cứu (5)
Trung tâm (2)
Doanh nghiệp (14)
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
Tổng cục Chính trị
Tổng cục Kỹ thuật
Tổng cục Hậu cần
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
Quân chủng Hải quân
Quân chủng PK-KQ
Bộ đội Biên phòng
Cảnh sát biển
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
Học viện Kỹ thuật QS
Học viện Quân y
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã