Trương Diệu Linh

Lương Ai công
涼哀公
chúa xứ Tây Bình
Vua Tiền Lương
Trị vì353 – 354
Tiền nhiệmLương Hoàn vương
Kế nhiệmLương Uy vương
Thông tin chung
Sinh344
Mất355
Trung Quốc
Tên thật
Trương Diệu Linh (張曜靈)
Thụy hiệu
Ai công (哀公)
Triều đạiTiền Lương

Trương Diệu Linh (giản thể: 张曜灵; phồn thể: 張曜靈; bính âm: Zhāng Yàolíng) (344–355), tên tự Nguyên Thư (元舒), hay Tây Bình Ai công, là một người cai trị nước Tiền Lương vào cuối năm 353 và đầu năm 354.

Trương Diệu Linh là con trai cả của Trương Trọng Hoa và do vậy được lập làm thế tử. Khi Trương Trọng Hoa qua đời năm 353, ông kế vị phụ thân trở thành người cai trị Tiền Lương (với tước hiệu Tây Bình công), song quyền lực trên thực tế nằm trong tay bá phụ Trương Tộ. Đầu năm 354, Trương Tộ, vốn có một mối quan hệ với Mã Thái hậu, đã giành được ủng hộ để đoạt lấy quyền lực, Trương Diệu Linh bị giáng xuống làm Lương Ninh hầu.

Trương Tộ là một người cai trị tàn bạo và phù phiếm, và đã sớm có nhiều người chống đối ông ta, đặc biệt là sau khi ông tuyệt giao với nhà Tấn. Năm 355, các tướng Trương Quán (張瓘) và Tống Hỗn (宋混) nổi dậy chống lại Trương Tộ và tuyên bố rằng họ muốn phục vị cho Trương Diệu Linh. Phản ứng lại, Trương Tộ giết Trương Diệu Linh. Tuy nhiên, Trương Tộ sau đó đã sớm bị lật đổ và em trai của Trương Diệu Linh, Trương Huyền Tịnh, lên ngôi.

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Vua Tiền Lương
Vũ Vương  • Minh Vương  • Thành Vương  • Văn Vương • Hoàn Vương  • Ai công  • Uy Vương  • Xung Vương  • Điệu công

Ngũ Hồ loạn Hoa  • Hán Triệu  • Thành Hán  • Tiền Lương  • Hậu Triệu  • Tiền Yên  • Nhiễm Ngụy  • Bắc Đại • Tiền Tần  • Hậu Tần • Tây Yên  • Hậu Yên  • Tây Tần  • Hậu Lương  • Nam Lương • Nam Yên  • Tây Lương  • Hạ  • Bắc Yên  • Bắc Lương


Vua Trung Quốc  • Tam Hoàng Ngũ Đế  • Nhà Hạ  • Nhà Thương  • Nhà Chu  • Nhà Tần  • Nhà Hán  • Tam Quốc  • Nhà Tấn  • Ngũ Hồ loạn Hoa • Nam Bắc triều • Nhà Tùy  • Nhà Đường  • Nam Chiếu  • Ngũ đại Thập quốc  • Nhà Tống  • Nhà Liêu  • Tây Hạ  • Đại Lý  • Nhà Kim • Nhà Nguyên  • Nhà Minh  • Nhà Thanh
Hình tượng sơ khai Bài viết nhân vật hoàng gia trong lịch sử Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s