Rừng Trần Hưng Đạo

Rừng Trần Hưng Đạo là khu rừng nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc hai xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, nằm ở phía Tây Nam và cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Khu rừng hiện được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt này là nơi từng diễn ra sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày 22 tháng 12 năm 1944.

Đặc điểm

Rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân đỉnh Slam Cao, ngọn núi cao nhất trong dãy núi Dền Sinh, Khau Giáng/Áng. Từ nhà bia trung tâm khu di tích lên đỉnh Slam Cao là lối đi gồm 505 bậc đá. Đỉnh núi có khuôn viên cho du khách nghỉ ngơi, nơi dựng cột cờ và tấm bia ghi dấu địa điểm từng đặt đài quan sát, theo dõi đồn Phay Khắt của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Nơi đây vẫn giữ được cảnh quan của rừng nguyên sinh nhiệt đới với vẻ hoang sơ; khí hậu mát mẻ quanh năm, nền nhiệt trung bình hàng năm chỉ khoảng 15-20 độ C; nhiều cây cổ thụ, trong đó có cây sấu trên 300 năm tuổi được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Các di tích lịch sử cách mạng trong khu rừng hiện có nhà bia tưởng niệm; dãy lán nghỉ và bếp ăn được tái hiện của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân 70 năm trước cách trung tâm nhà bia khoảng 30 mét; bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối trước lối vào khu rừng; nhà trưng bày xây dựng theo kiểu nhà sàn hai tầng trưng bày các hiện vật quý như lá cờ đỏ sao vàng được nhân dân xã Tam Kim giương cao trong cuộc mít tinh ở Lũng Chí, Hoa Thám năm 1942, các vật dụng sinh hoạt của đồng bào dùng để đùm bọc anh Văn-Đại tướng Võ Nguyên Giáp[1].

Mỗi năm khu rừng và các di tích liên quan thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu, hành hương về nguồn.

Lịch sử

Tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, lấy chính trị trọng hơn quân sự nhưng có tiền đồ vẻ vang... là khởi điểm của giải phóng quân[2].

Ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, với 34 chiến sĩ trong đó có 25 chiến sĩ con em các dân tộc Cao Bằng. Ông đặt tên Đội là "Trung đội Trần Hưng Đạo" theo tên gọi của vị anh hùng dân tộc Việt Nam Trần Hưng Đạo. Khu rừng cũng được mang tên rừng Trần Hưng Đạo kể từ ngày đó[3].

Năm 1994, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, một nhà bia tưởng niệm 34 chiến sĩ tiên phong của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng tại trung tâm khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo. Tấm bia đá hình chữ nhật dựng đứng 4 mặt màu nâu sẫm khắc toàn văn bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 10 lời thề danh dự của Đội do Người trực tiếp biên soạn; Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; danh sách 34 chiến sĩ tiên phong của Đội. Cũng trong năm này, khu rừng đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại căn cứ địa cách mạng Cao Bằng và đồng bào các dân tộc huyện Nguyên Bình.

Năm 2004, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối do Bộ Quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam đứng ra xây dựng trước lối vào rừng Trần Hưng Đạo ghi lại thời khắc lịch sử Lễ tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trên phù điêu khắc chạm nổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng trước hàng quân[1].

Năm 2014, nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, khu rừng Trần Hưng Đạo được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam[4].

Chú thích

  1. ^ a b Rừng Trần Hưng Đạo nơi khai sinh Quân đội Nhân dân Việt Nam
  2. ^ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
  3. ^ Ký sự ngược nguồn (P3): Người 20 năm giữ rừng Trần Hưng Đạo
  4. ^ Rừng Trần Hưng Đạo là di tích quốc gia đặc biệt
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử








Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm