I-đê-an

Cấu trúc đại sốLý thuyết vành
Lý thuyết vành
Khái niệm cơ bản
Vành
  • Vành con
  • Ideal
  • Vành thương
    • Ideal phân số
    • Vành thương toàn phần
  • Vành tích
  • Tích tenxơ của vành

Đồng cấu vành

  • Nhân
  • Tự đẳng cấu trong
  • Tự đồng cấu Frobenius

Cấu trúc đại số

  • Môđun
  • Đại số kết hợp
  • Vành phân bậc
  • Vành tự nghịch đảo
  • Phạm trù của vành
    • Vành đầu và vành cuối

Cấu trúc liên quan


Vành giao hoán
  • Miền nguyên
    • Miền đóng nguyên
    • Miền GCD
    • Miền nhân tử hóa
    • Miền ideal chính
    • Miền Euclid
    • Trường
  • Vành hợp

Lý thuyết số đại số

Lý thuyết số p-adic và số thập phân

  • Giới hạn trực tiếp/Giới hạn nghịch đảo
  • Vành không Z 1 {\displaystyle \mathbb {Z} _{1}}
  • Số nguyên môđun pn Z / p n Z {\displaystyle \mathbb {Z} /p^{n}\mathbb {Z} }
  • Vành p Prüfer Z ( p ) {\displaystyle \mathbb {Z} (p^{\infty })}
  • Vành đường tròn cơ số p T {\displaystyle \mathbb {T} }
  • Số nguyên cơ số p Z {\displaystyle \mathbb {Z} }
  • Số thực cơ số p R {\displaystyle \mathbb {R} }
  • Số nguyên p-adic Z p {\displaystyle \mathbb {Z} _{p}}
  • Số p-adic Q p {\displaystyle \mathbb {Q} _{p}}
  • Solenoid p-adic T p {\displaystyle \mathbb {T} _{p}}

Hình học đại số

  • Đa tạp afin

Đại số không giao hoán
Vành không giao hoán

Hình học đại số không giao hoán

Đại số tự do

Đại số Clifford

  • Đại số hình học
Đại số toán tử
  • x
  • t
  • s

Trong lý thuyết vành, một nhánh của đại số trừu tượng, i-đê-an là một khái niệm tổng quá hóa khái niệm bội số.

Định nghĩa

Đối với một vành tùy ý ( R , + , ) {\displaystyle (R,+,\cdot )} , ký hiệu cho ( R , + ) {\displaystyle (R,+)} là nhóm cộng nền của nó. Một tập hợp con I {\displaystyle I} được gọi là i-đê-an trái nếu:

  1. ( I , + ) {\displaystyle (I,+)} là một nhóm con của ( R , + ) , {\displaystyle (R,+),}
  2. Với mọi r R {\displaystyle r\in R} x I {\displaystyle x\in I} , tích r x {\displaystyle rx} thuộc I {\displaystyle I} .

Tương tự, ta có thể định nghĩa i-đê-an phảii-đê-an hai phía.

Một i-đê-an (không có giải thích thêm) thông thường được ngầm hiểu là một i-đê-an trái hoặc một i-đê-an hai phía, tùy ngữ cảnh.

Ví dụ

  • Trong vành R, chính tập hợp R tạo thành một i-đê-an hai phía. Nó là i-đê-an chính ( 1 ) {\displaystyle (1)} , được gọi là i-đê-an đơn vị.
  • Một i-đê-an khác đơn vị được gọi là một i-đê-an đích thực (giống như là tập con đích thực).[1]
  • Các số chẵn tạo thành một i-đê-an của vành các số nguyên Z {\displaystyle \mathbb {Z} } ; nó thường được ký hiệu là 2 Z {\displaystyle 2\mathbb {Z} } . Tương tự, i-đê-an các bội số của một số nguyên n {\displaystyle n} được ký hiệu là n Z {\displaystyle n\mathbb {Z} } .
  • Tập hợp tất cả các đa thức chia hết cho x2 + 1 là một i-đê-an chính của vành đa thức.
  • Tập hợp các ma trận n × n {\displaystyle n\times n} với hàng dưới cùng bằng 0 {\displaystyle 0} là một i-đê-an phải của vành ma trận. Nó không phải là một i-đê-an trái.
  • Vành C ( R ) {\displaystyle C(\mathbb {R} )} các hàm liên tục f từ R {\displaystyle \mathbb {R} } vào R {\displaystyle \mathbb {R} } chứa i-đê-an các hàm số f sao cho f(1) = 0 (i-đê-an các hàm số triệt tiêu tại 1; đây là một i-đê-an tối đại).

Tính chất

Ta có một loạt các loại i-đê-an như sau.

  • I-đê-an tối đại: Một i-đê-an đích thực I được gọi là i-đê-an tối đại nếu nó không có i-đê-an đích thực nào chứa nó. Tức là, tồn tại một và chỉ một i-đê-an chứa I: i-đê-an đơn vị. Nó là một phần tử tối đại trong lớp các i-đê-an đích thực (với thứ tự cảm sinh bởi quan hệ bao hàm). Lớp này khác rỗng bởi luôn tồn tại một i-đê-an đích thực: i-đê-an ( 0 ) {\displaystyle (0)} . Theo bổ đề Zorn, tồn tại ít nhất một i-đê-an tối đại trong một vành (ta xây dựng chặn trên bằng phép hợp).
  • I-đê-an tối tiểu: Một i-đê-an là tối tiểu nếu nó khác i-đê-an ( 0 ) {\displaystyle (0)} và nó chỉ chứa duy nhất i-đê-an ( 0 ) {\displaystyle (0)} (và chính nó).
  • I-đê-an nguyên tố.
  • I-đê-an gốc hoặc i-đê-an bán nguyên tố.
  • I-đê-an sơ cấp.
  • I-đê-an chính
  • I-đê-an hữu hạn sinh.
  • I-đê-an nguyên thủy.
  • I-đê-an bất khả quy.
  • I-đê-an chính quy.
  • I-đê-an lũy linh đơn: một i-đê-an là lũy linh đơn nếu mỗi phần tử của nó là lũy linh.
  • I-đê-an lũy linh: một i-đê-an là lũy linh nếu một lũy thừa hữu hạn của nó bằng 0.

Một i-đê-an của một vành R {\displaystyle R} được trang bị một cấu trúc R {\displaystyle R} -mô-đun tự nhiên.

Phép toán i-đê-an

Tổng và tích của các i-đê-an được định nghĩa như sau

a + b := { a + b a a  và  b b } {\displaystyle {\mathfrak {a}}+{\mathfrak {b}}:=\{a+b\mid a\in {\mathfrak {a}}{\mbox{ và }}b\in {\mathfrak {b}}\}} ,
a b := { a 1 b 1 + + a n b n a i a  và  b i b , i = 1 , 2 , , n ;  với  n = 1 , 2 , } , {\displaystyle {\mathfrak {a}}{\mathfrak {b}}:=\{a_{1}b_{1}+\dots +a_{n}b_{n}\mid a_{i}\in {\mathfrak {a}}{\text{ và }}b_{i}\in {\mathfrak {b}},i=1,2,\dots ,n;{\text{ với }}n=1,2,\dots \},}

Ví dụ

Trong Z {\displaystyle \mathbb {Z} } ta có

( n ) ( m ) = bcnn ( n , m ) Z {\displaystyle (n)\cap (m)=\operatorname {bcnn} (n,m)\mathbb {Z} }

Đặt R = C [ x , y , z , w ] {\displaystyle R=\mathbb {C} [x,y,z,w]} I = ( z , w ) ,   J = ( x + z , y + w ) ,   K = ( x + z , w ) {\displaystyle I=(z,w),{\text{ }}J=(x+z,y+w),{\text{ }}K=(x+z,w)} . Thế thì,

  • I + J = ( z , w , x + z , y + w ) = ( x , y , z , w ) {\displaystyle I+J=(z,w,x+z,y+w)=(x,y,z,w)} I + K = ( z , w , x + z ) {\displaystyle I+K=(z,w,x+z)}
  • I J = ( z ( x + z ) , z ( y + w ) , w ( x + z ) , w ( y + w ) ) = ( z 2 + x z , z y + w z , w x + w z , w y + w 2 ) {\displaystyle IJ=(z(x+z),z(y+w),w(x+z),w(y+w))=(z^{2}+xz,zy+wz,wx+wz,wy+w^{2})}
  • I K = ( x z + z 2 , z w , x w + z w , w 2 ) {\displaystyle IK=(xz+z^{2},zw,xw+zw,w^{2})}
  • I J = I J {\displaystyle I\cap J=IJ} trong khi I K = ( w , x z + z 2 ) I K {\displaystyle I\cap K=(w,xz+z^{2})\neq IK}

Xem thêm

  • Số học mô-đun
  • Định lý đẳng cấu Noether
  • Định lý i-đê-an nguyên tố Boolean
  • Lý thuyết i-đê-an
  • I-đê-an (lý thuyết thứ tự)
  • Định chuẩn i-đê-an
  • Phân tách các i-đê-an nguyên tố trong phần mở rộng Galois
  • Bó i-đê-an

Tham khảo

  1. ^ Lang 2005Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLang2005 (trợ giúp)
  • Atiyah, M. F. và Macdonald, I.G., Introduction to Commutative Algebra, 1969, ISBN 0-201-00361-9
  • Lang, Serge (2005), Undergraduate Algebra (tái bản lần thứ ba), Springer-Verlag, ISBN 978-0-387-22025-3