Câu lạc bộ bóng đá Navibank Sài Gòn

Navibank Sài Gòn
Logo
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Navibank Sài Gòn
Thành lập2009
Giải thể2012
Sân vận độngThống Nhất
Sức chứa20.000
Mùa giải kết thúc
2012
Đứng thứ 7

Câu lạc bộ bóng đá Navibank Sài Gòn là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đã giải thể tại Việt Nam. Tổng hành dinh của Câu lạc bộ đóng trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử

Tiền thân

Tiền thân của đội bóng là Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4, thành lập năm 1998, là một trong những đội bóng bán chuyên nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có nhiều thành tích thi đấu. Trụ sở chính của câu lạc bộ đó tại thành phố Vinh, Nghệ An.

Ngày 27 tháng 10 năm 2009, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định chuyển giao đội bóng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt(Navibank) do ông bầu Nguyễn Vĩnh Thọ quản lý. Đội bóng sẽ mang tên NaviBank Sài Gòn và tiếp tục thi đấu ở V-League 2010 [1]. Các cầu thủ là quân nhân sẽ quyết định ra quân để khoác áo NaviBank hoặc tiếp tục ở lại trong quân đội, không theo đội bóng mới[2]. Tổng hành dinh của Câu lạc bộ được chuyển từ thành phố Vinh, Nghệ An vào Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11 năm 2009.

Thi đấu chuyên nghiệp

Trong mùa giải đầu tiên với tên mới, Navibank Sài Gòn chỉ trụ trạng sau khi giành chiến thắng trong trận play-off với đội đứng nhì Giải hạng nhất. Tuy vậy, do các tiêu chuẩn về chuyên nghiệp hóa các đội bóng sau mùa giải 2010, Navibank Sài Gòn không bị rớt hạng trực tiếp mà được thi đấu play-off với đội đứng thứ 2 Giải hạng nhấtThan Quảng Ninh. Với chiến thắng trong trận đấu tại sân Chi Lăng ngày 5 tháng 9 năm 2010, Navibank Sài Gòn trụ lại V-League[3].

Giải thể

Tháng 9 năm 2012 bầu Thọ quyết định bỏ bóng đá không tài trợ nữa. Navibank Sài Gòn tưởng đã đổi phận với việc được công ty Xuân Thủy của nhà bầu Thụy mua về với giá 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty Xuân Thủy chỉ mua với mục đích thương mại chứ không đầu tư vào đội. Sau khi CLB Hải Phòng từ chối mua lại, bầu Thụy định đưa Navibank Sài Gòn về Hà Tĩnh nhưng lãnh đạo địa phương này cũng không nhận.

Trong gần hai tháng sau đó, Giám đốc điều hành CLB Sài Gòn Xuân Thành Trần Tiến Đại, người được bầu Thụy giao nhiệm vụ tìm kiếm đối tác chuyển giao đội bóng để sớm đăng ký mùa giải mới với VPF trước ngày 8/12. Navibank Sài Gòn được rao bán rẻ mạt từ 10 xuống 5 tỷ đồng mà chẳng đội nào mua. Liên đoàn bóng đá TP HCM cũng không giữ lại CLB này. Ngày 5 tháng 12, ban lãnh đạo đội Navibank Sài Gòn tuyên bố giải thể câu lạc bộ. Ông Trần Tiến Đại cho biết, Navibank Sài Gòn chính thức giải thể. "Không nơi nào tiếp nhận đội bóng. Vì thế, chúng tôi quyết định giải tán đội bóng. Thật đáng tiếc cho Navibank Sài Gòn nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác"[4]

Thành tích

Vô địch: 2011

Đội hình

Đội hình đăng ký cho mùa giải cuối cùng năm 2012[5].

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Nguyễn Thế Anh
2 HV Việt Nam Nguyễn Hoàng Vương
4 HV Việt Nam Đoàn Văn Nirut
5 HV Việt Nam Nguyễn Thành Long Giang
6 TV Việt Nam Nguyễn Duy Khanh
7 Việt Nam Nguyễn Văn Khải
8 Colombia Edison Fonseca
9 TV Việt Nam Đặng Khánh Lâm
10 TV Việt Nam Phan Văn Tài Em
11 TV Việt Nam Đoàn Việt Cường
12 HV Việt Nam Nguyễn Cao Thiện
13 Việt Nam Nguyễn Quang Hải
14 HV Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn
Số VT Quốc gia Cầu thủ
15 HV Việt Nam Lê Quang Long
16 HV Togo Vincent Bossou
17 TV Việt Nam Lương Văn Được Em
18 HV Việt Nam Nguyễn Minh Triết
19 TV Việt Nam Nguyễn Văn Nghĩa
20 TV Nigeria Ekpe Aniekan Okon
21 Brasil Ricardinho
22 TV Việt Nam Cao Quang Hướng
23 HV Việt Nam Đinh Vũ Hàn Phong
24 TV Việt Nam Huỳnh Đức Nghĩa
25 TM Việt Nam Nguyễn Huỳnh Quốc Cường
26 TM Việt Nam Phan Văn Santos
27 TV Việt Nam Phạm Văn Cường
28 TV Việt Nam Đinh Kiên Trung
30 Trinidad và Tobago Willis Plaza

Thành viên nổi bật

Vua phá lưới

Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới khi đang chơi cho đội:

  • Brasil Lazaro de Souza – 2009

Các huấn luyện viên trong lịch sử

Các huấn luyện viên trưởng của Navibank Sài Gòn

Thành tích tại V-League

Thành tích của Navibank Sài Gòn tại V-League
Năm Thành tích St T H B Bt Bb Điểm
2009 Thứ 11 26 10 3 13 35 44 33
2010 Thứ 13 26 4 8 14 21 39 20
2011 Thứ 8 26 9 7 10 36 37 34
2012 Thứ 7 26 8 11 7 32 30 35

Thành tích tại các Cúp châu Á

Thành tích của Navibank Sài Gòn tại các giải cấp châu lục
Năm Thành tích St T H B Bt Bb Đối thủ Sân nhà Sân khách
AFC Cup
2012 Thứ 3 bảng H 6 2 1 3 10 12 Indonesia Arema
Myanmar Ayeyawady United
Malaysia Kelantan
3-1
4-1
1-2
2-6
0-2
0-0
Tổng cộng 1 lần tham dự 6 2 1 3 10 12

Tham khảo

  1. ^ “QK4 được chuyển giao và mang tên mới NaviBank–Sài Gòn ở mùa 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ Để việc chuyển giao hợp lệ phải có tối thiểu 10 cầu thủ của đội bóng cũ
  3. ^ Ngọc Hòa (6 tháng 9 năm 2010). “Navibank.SG trụ hạng thành công: Ngày mới”. Báo Thể thao và văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ Navibank Sài Gòn giải thể
  5. ^ “Super League Eximbank 2012: Danh sách đăng ký thi đấu giai đoạn I”. vff.org.vn. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011.
  6. ^ hlv Mai Đức Chung chính thức chèo lái Navibank.SG
  7. ^ hlv Mai Đức Chung chia tay N.SG

Liên kết ngoài

  • Trang chủ câu lạc bộ bóng đá Navibank Sài Gòn Lưu trữ 2012-03-17 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ Việt Nam
Giải thể trước năm 2000
Ngôi sao Gia Định (1954)Cảng Hải Phòng (1991)Điện Hải Phòng (1993)Dệt Nam Định (1993)Công an Thanh Hóa (1994)Công an Hà Bắc (1996)Cao su Bình Long (1997)Hải Hưng (1997)Công nhân Xây dựng Hà Nội (?)Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?)Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (?)Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?)Gò Dầu (?)Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000
Tổng cục Đường sắt (2000)Thanh niên Hà Nội (2002)Công an TP Hồ Chí Minh (2002)Hải Quan (2002)Hàng không Việt Nam (2003)Ngân hàng Đông Á (2005)Quân khu 9 (2006)Quân khu 4 (2009)Hòa Phát Hà Nội (2011)Quân khu 7 (2011)Hà Nội 2012 (2012)Navibank Sài Gòn (2012)Ninh Thuận (2012)XMXT Sài Gòn (2013)Kiên Giang (2013)T&T Baoercheng (2014)An Giang (2014, 2021)Mancons Sài Gòn (2018)Cà Mau (2018)Hoàng Sang (2019)Triệu Minh (2021)Than Quảng Ninh (2021)Kon Tum (2022)Sài Gòn (2023)Bình Thuận (2023)Gia Định (2024)Gama Vĩnh Phúc (2024)Trẻ Quảng Nam (2024)
Đã đổi tên
Công nhân Nghĩa Bình (1989)Phú Khánh (1989)Công nghiệp Hà Nam Ninh (1991)Sông Lam Nghệ Tĩnh (1991)Sông Bé (1996)Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng (1997)Công an Hải Phòng (2002)Cảng Sài Gòn (2003)Thể Công (2009)Hà Nội 2011 (2016)Hà Nội T&T (2016)Công An Nhân Dân (2022)Phù Đổng (2023)Bình Phước (2023)Trẻ LPBank Thành phố Hồ Chí Minh (2024)
Đã tái lập
Trẻ SHB Đà Nẵng (2018)Công an Hà Nội (2022)