Bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông 2021

Bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông 2021

← 2016 19 tháng 12 năm 2021 2025 →
← nghị sĩ khóa trước
nghị sĩ được bầu →

Tất cả 90 ghế cho Hội đồng Lập pháp
46 ghế để chiếm đa số
Thăm dò
Đăng ký4,472,863 (GC)[1] Tăng18.36%
Số người đi bầu30.2% [2] Giảm28.08%
  Đảng thứ nhất Đảng thứ hai Đảng thứ ba
  Starry Lee Stanley Ng Lo Wai-kwok
Lãnh đạo Lý Tuệ Quỳnh Ngô Thu Bắc Lô Vỹ Quốc
Đảng DAB FTU BPA
Liên minh Phe kiến chế Phe kiến chế Phe kiến chế
Ghế lãnh đạo Kowloon Central Đảo Đông Hồng Kông Kỹ thuật
Bầu cử trước 12 ghế, 16.68% 5 ghế, 7.83% 7 ghế, 2.29%
Số ghế trước 13 4 8
Số ghế giành được 19 8 7
Số ghế thay đổi Tăng 6 Tăng 4 Giảm 1
Phiếu phổ thông  680,563 192,235 N/A
Tỉ lệ 51.43% 14.53% N/A

  Đảng thứ tư Đảng thứ năm Đảng thứ sáu
  Regina Ip Felix Chung Michael Tien
Lãnh đạo Diệp Lưu Thục Nghi Chung Quốc Bân Điền Bắc Thìn
Đảng NPP Liberal Bàn tròn
Liên minh Phe kiến chế Phe kiến chế Phe kiến chế
Ghế lãnh đạo Đảo Tây Hồng Kông Dệt may (thất cử) Lãnh thổ Tây Bắc Mới
Bầu cử trước 3 ghế, 7.73% 4 seats, 0.99% Đảng mới
Số ghế trước 2 4 1
Số ghế giành được 5 4 1
Số ghế thay đổi Tăng 3 Giữ nguyên Giữ nguyên
Phiếu phổ thông  150,188 N/A 40,009
Tỉ lệ 11.35% N/A 3.02%

Các ứng cử viên được bầu theo từng khu vực bầu cử

Đảng cầm quyền trước bầu cử

Phe kiến chế

Đảng cầm quyền sau bầu cử

Phe kiến chế

Bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm 2021 dự kiến diễn ra vào ngày 19 tháng 12 năm 2021 để bầu lên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo) khóa VII.[3] Hệ thống bầu cử của đặc khu đã có nhiều thay đổi sau khi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPCSC) áp đặt một khuôn khổ mới. Tổng số ghế của Hội đồng Lập pháp được tăng từ 70 lên 90, trong đó 20 ghế do cử tri địa phương (GC) bầu trực tiếp; 30 ghế do các chức năng giới biệt (FC); và 40 bởi Ủy ban Bầu cử.

Ban đầu, tổng tuyển cử được dự kiến tổ chức ngày 6 tháng 9 năm 2020. Tuy nhiên, vào ngày 31 tháng 7 năm 2020, đương kim Đặc khu trưởng Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đã viện dẫn Pháp lệnh Quy định khẩn cấp, trao cho bà quyền lực để hoãn cuộc bầu cử. Bà lưu ý rằng đây là biện pháp cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và phủ nhận bất kỳ tính toán chính trị nào đằng sau nó.[4] Sự trì hoãn được coi là đòn giáng mạnh vào trận doanh dân chủ, những người mà muốn đạt được đa số ghế bằng cách tận dụng chiến thắng trong tuyển cử Hội đồng cấp quận năm 2019, cũng như làn sóng biểu tình lớn phản đối chính phủ và lo ngại về luật an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông.[5]

Bối cảnh

Ban đầu, cuộc tuyển cử dự kiến được tổ chức vào ngày 6 tháng 9 năm 2020. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 tại đặc khu hành chính bắt đầu gia tăng vào tháng 7 đã làm dấy lên suy đoán về khả năng trì hoãn cuộc bầu cử. Đàm Diệu Tâm (Tam Yiu-chung), đại diện duy nhất của ​​Hồng Kông tại Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPCSC), gợi ý rằng chính phủ không nên loại trừ việc hoãn cuộc bầu cử sắp tới, đồng thời bác bỏ mọi chỉ trích rằng phe ủng hộ Bắc Kinh sợ thất bại bầu cử.[6][7]

Vào ngày 31 tháng 7 – ngày cuối cùng của thời gian chọn ứng cử viên, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo về việc viện dẫn Pháp lệnh Quy định Khẩn cấp, trao cho bà quyền khẩn cấp để hoãn cuộc bầu cử. Bà cũng lưu ý rằng với 4,4 triệu cử tri đã đăng ký ở Hồng Kông, tổng tuyển cử sẽ là "một cuộc tụ tập quy mô lớn và nguy cơ lây nhiễm vô cùng cao", đặc biệt là đối với những người lớn tuổi trong khi các biện pháp ngăn cách xã hội sẽ ngăn cản các ứng cử viên tham gia, Lâm cũng nói thêm rằng nhiều cử tri đăng ký ở Hoa lục và ở nước ngoài sẽ không thể tham gia bầu cử trong khi các biện pháp kiểm dịch tại biên giới được thực hiện, đồng thời bác bỏ mọi tính toán chính trị đằng sau nó.[4][8] Vào ngày 11 tháng 8, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đã nhất trí thông qua quyết định gia hạn thêm một năm nhiệm kỳ của đương nhiệm Hội đồng Lập pháp khóa 6.[9][10]

Phe ủng hộ dân chủ, những người mà muốn tận dụng làn sóng bất mãn sâu sắc với chính phủ, đã cáo buộc bà Lâm sử dụng đại dịch như một cái cớ để ngăn người dân bỏ phiếu và cảnh báo làm như vậy sẽ "gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp trong thành phố".[11] Hoàng Chi Phong, người gần đây đã bị truất quyền tham gia cuộc bầu cử đã viết trên Twitter rằng đại dịch đang được sử dụng như "một cái cớ để hoãn bầu cử" và là "vụ gian lận bầu cử lớn nhất trong lịch sử #HK".[12] Trong khi đó, nhà lập pháp phe dân chủ Chu Khải Địch (Eddie Chu) cho hay Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện "rút lui chiến lược" và "muốn tránh một thất bại tàn khốc tiềm tàng" trong cuộc bầu cử, ông viết trên Twitter.[5]

Chính phủ các nước Hoa Kỳ, Anh Quốc và Đại biểu cấp cao Liên minh châu Âu đều đưa ra các tuyên bố bày tỏ quan ngại về việc hoãn cuộc tuyển cử. Trong khi đó, Đức tuyên bố đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông. Nguyên nhân là do chính quyền Hồng Kông quyết định "loại bỏ mười hai ứng cử viên đối lập tham gia bầu cử và hoãn cuộc tuyển cử..." và là "một hành động xâm phạm thêm quyền của công dân Hồng Kông".[13]

Thăm dò ý kiến

Theo trận doanh

Ngày tiến hành Nguồn thăm dò Số người Dân chủ Kiến chế Chưa quyết định/Không tham gia/Khác Chênh lệch
19–22/10/2020 HKPORI 1.020 46% 13% 35% 33%
30/08/2020 HKPORI 1.007 57% 25% 19% 32%
15–18/06/2020 HKPORI 1.002 53% 29% 18% 24%
17–20/03/2020 HKPORI 1.001 58% 22% 20% 36%
04/09/2016 kết quả bầu cử 2016 55,0% 40,2% (41,7/4,9%) 14,9%

Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ “Voter Registration Statistics”. Hong Kong Government. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ “Hong Kong: LegCo vote after electoral overhaul sees record low turnout”. BBC news. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “Legco election to be held on December 19”. The Standard (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ a b “LegCo General Election postponed for a year”. Hong Kong Government. ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ a b “Hong Kong Delays Election, Citing Coronavirus. The Opposition Isn't Buying It”. New York Times. ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “Tam Yiu-chung suggests readying to put off polls”. The Standard. ngày 20 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Politicians debate postponing Hong Kong election”. Asia Times. ngày 21 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ “Decision to delay election not political”. Hong Kong Government. ngày 31 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ “Beijing decides current Hong Kong lawmakers can remain on until postponed election”. Hong Kong Free Press. ngày 11 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ Lindberg, Kari; Lung, Natalie (ngày 11 tháng 8 năm 2020). “China Extends Term of Hong Kong Lawmakers by a Year, Reports Say”. Bloomberg. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ “Hong Kong's Elections Were Already Rigged. Now They Won't Happen”. The Diplomat. ngày 1 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ “Hong Kong postpones elections for a year 'over virus concerns'”. BBC. ngày 31 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ “Germany suspends extradition treaty with Hong Kong citing election delay – minister”. Hong Kong Free Press. ngày 31 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.

Liên kết ngoài

  • Trang web chính thức của Tổng Bầu cử Hội đồng Lập pháp 2020
  • Trang web chính thức của Ủy ban bầu cử
  • Trang web chính thức của Văn phòng Đăng ký và Bầu cử
  • x
  • t
  • s
Nguyên nhân
Hắc dương tử kinh
Diễn biến
Thời gian biểu
2019
2020
  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
Sự kiện
Bầu cử
Cái chết
  • Trần Ngạn Lâm
  • Châu Tử Lạc
  • La Trường Thanh
Cảnh sát
Chiến thuật

phương pháp
Âm nhạc
Biểu tượng
Khác
Phản ứng
Liên quan
  • Trang Commons Hình ảnh
  • Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
TN 1990
1997
1998
1999
  • Tranh cãi quyền cư trú
  • Bầu cử Hội đồng quận khóa 1
TN 2000
2000
  • Bầu cử Hội đồng Lập pháp khóa 2
2001
  • Vụ án Trang Phong Nguyên
2002
  • Bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông thứ 2
  • Tranh cãi lập pháp Điều 23
2003
2004
  • Bầu cử Hội đồng Lập pháp khóa 3
2005
2006
2007
  • Bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông thứ 3
  • Sáp nhập MTR–KCR
  • Bầu cử Hội đồng quận khóa 3
  • Bầu cử phụ Hội đồng Lập pháp
2008
2009
  • Đại hội Thể thao Đông Á
  • Đại dịch cúm lợn
TN 2010
2010
  • Phong trào phản đối Hong Kong Express Rail Link
  • Bầu cử phụ Hội đồng Lập pháp
  • Cải cách bầu cử 2010
  • Khủng hoảng con tin ở Manila
2011
  • Sự kiện 818
  • Tranh cãi về quyền cư trú của người giúp việc gia đình là người nước ngoài ở Hồng Kông
  • Bầu cử Hội đồng quận khóa 4
2012
  • Biểu tình phản đối Khổng Khánh Đông
  • Bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông thứ 4
  • Tranh cãi về Đạo đức và Giáo dục Quốc gia
  • Thảm họa nhựa
  • Bầu cử Hội đồng Lập pháp khóa 5
  • Vụ đắm phà Nam Nha
2013
  • Tranh cãi về Hong Kong Television Network
  • Đình công bến tàu
2014
  • Vụ tấn công bằng dao vào Kevin Lau
  • Cải cách bầu cử 2014
  • Cách mạng Ô dù
2015
  • Vụ mất tích Causeway Bay Books
  • Nước uống nhiễm kim loại nặng
  • Bầu cử Hội đồng quận khóa 5
2016
  • Bất ổn dân sự Vượng Giác
  • Bầu cử phụ Hội đồng Lập pháp
  • Tranh cãi về tư cách ứng cử viên LegCo
  • Bầu cử Hội đồng Lập pháp khóa 6
  • LegCo tranh cãi về việc tuyên thệ
2017
2018
2019
TN 2020
2020
Đang diễn ra
  • Cổng thông tin Hồng Kông