Aaron Ciechanover

Aaron Ciechanover
Sinh(1947-10-01)1 tháng 10 năm 1947
Haifa, Palestine thuộc quyền ủy trị của Anh
Quốc tịchIsrael
Nổi tiếng vìphát hiện sự thoái hóa protein do trung gian của ubiquitin
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (2004)
Sự nghiệp khoa học
NgànhSinh học

Aaron Ciechanover (tiếng Hebrew: אהרן צ'חנובר) sinh ngày 1.10.1947, là nhà sinh học người Israel đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 2004, chung với Irwin Rose và Avram Hershko cho công trình phát hiện sự thoái hóa protein[1] do trung gian của ubiquitin[2]

Cuộc đời và Sự nghiệp

Ciechanover sinh tại Haifa, thuộc Palestine dưới quyền ủy trị của Anh, một năm trước khi thành lập nước Israel. Gia đình ông nhập cư từ Ba Lan vào đây trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ông đậu bằng thạc sĩ khoa học năm 1971 và tốt nghiệp Trường Y học Hadassah ở Jerusalem năm 1974. Ciechanover đậu bằng tiến sĩ hóa sinh năm 1982 ở Technion (Học viện Công nghệ Israel) tại Haifa. Hiện nay ông là giáo sư nghiên cứu ở Phân khoa Y học Ruth và Bruce Rappaport và Viện nghiên cứu của Technion.

Ciechanover là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Israel, Viện Hàn lâm Khoa học giáo hoàng (Roma), và viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.

Tác phẩm

  • Ciechanover, A., Hod, Y. & Hershko, A. (1978). A Heat-stable Polypeptide Component of an ATP-dependent Proteolytic System from Reticulocytes. Biochem. Biophys. Res. Commun. 81, 1100-1105.
  • Ciechanover, A., Heller, H., Elias, S., Haas, A.L. & Hershko, A. (1980). ATP-dependent Conjugation of Reticulocyte Proteins with the Polypeptide Required for Protein Degradation. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 77, 1365-1368.
  • Hershko, A. & Ciechanover, A. (1982). Mechanisms of intracellular protein breakdown. Annu. Rev. Biochem. 51, 335-364.

Giải thưởng và Vinh dự

Tham khảo và Chú thích

  1. ^ cũng gọi là Proteolysis: sự thủy phân các protein dưới tác động của các enzym, khiến cho protein tự phân ra thành nhiều mảnh
  2. ^ một protein dùng để đánh dấu các protein phải thải loại
  3. ^ “Israel Prize Official Site (in Hebrew) – Recipient's C.V.”.
  4. ^ “Israel Prize Official Site (in Hebrew) – Judges' Rationale for Grant to Recipient”.[liên kết hỏng]
  5. ^ Nobel citation
  6. ^ Aaron Ciechanover and Avram Hershko 2004 Nobel in Chemistry Lưu trữ 2005-12-19 tại Wayback Machine - A web article

Liên kết ngoài

  • Nobel Prize Lecture
  • Website at the Technion Lưu trữ 2006-12-11 tại Wayback Machine
  • [1] Lưu trữ 2008-11-18 tại Wayback Machine
  • A video interview with Aaron Ciechanover
  • x
  • t
  • s
1901–1925
1926–1950
1951–1975
1976–2000
2001–nay
  • x
  • t
  • s
Người đoạt Giải Lasker (2000-)

Aaron Ciechanover / Avram Hershko / Alexander Varshavsky / Harvey J. Alter / Michael Houghton / Sydney Brenner (2000) • Mario R. Capecchi / Martin J. Evans / Oliver Smithies / Robert G. Edwards / William H. Foege (2001) • James E. Rothman / Randy W. Schekman / Willem J. Kolff / Belding H. Scribner / James E. Darnell, Jr. (2002) • Robert G. Roeder / Marc Feldmann / Ravinder N. Maini / Christopher Reeve (2003) • Pierre Chambon / Ronald M. Evans / Elwood V. Jensen / Charles Kelman / Matthew Meselson (2004) • Ernest McCulloch / James Till / Alec John Jeffreys / Edwin Mellor Southern / Nancy Brinker (2005) • Elizabeth Blackburn / Carol Greider / Jack Szostak / Aaron Beck / Joseph Gall (2006) • Ralph Steinman / Alain Carpentier / Albert Starr / Anthony Fauci (2007) • Victor Ambros / David Baulcombe / Gary Ruvkun / Akira Endo / Stanley Falkow (2008) • John Gurdon / Shinya Yamanaka / Brian Druker / Nicholas Lydon / Charles Sawyers / Michael Bloomberg (2009) • Douglas L. Coleman / Jeffrey M. Friedman / Napoleone Ferrara / David Weatherall (2010) •

Cổng thông tin:Y học